Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Dương Quang
Đông y dương quang - Vững vàng sức khỏe

ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH

02/03/2023
​​​​​​​Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này trong đời. Phòng khám đông y Dương Quang điều trị hiện tượng này hiệu quả, bệnh nhân đáp ứng giảm triệu chứng ngay sau điều trị. An toàn, không tác dụng phụ.

Kinh nguyệt là tình trạng có máu xuất hiện ở âm đạo theo chu kỳ từ 28–35 ngày, bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì. Khi trải qua kỳ kinh, mỗi người phụ nữ sẽ trải qua nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng, đau lưng, mệt mỏi… Để tìm hiểu đau bụng kinh là gì và biết cách giảm đau hiệu quả, mời bạn tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Triệu chứng đau bụng kinh có nguy hiểm không? Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.

Các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, việc điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả.
Những phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh không liên quan đến bệnh lý nào khác thường có xu hướng bớt đau theo tuổi tác và thường đỡ đau hơn sau khi sinh con.

Phân loại đau bụng kinh

Dựa theo nguyên nhân thì đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy nhẹ.
  • Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Chẳng như bệnh: lạc nội mạc tử cung, tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

Triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì?

Bạn thắc mắc cảm giác đau bụng kinh như thế nào hay triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì? Các triệu chứng thường thấy của một cơn đau bụng kinh là:

  • Đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội
  • Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày
  • Tần suất cơ đau diễn ra âm ỉ, liên tục
  • Đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi

Bên cạnh dấu hiệu đau bụng kinh, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những triệu chứng khác trong kỳ kinh kèm theo đau bụng như:

  • Buồn nôn
  • Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Táo bón
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Mệt mỏi…

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh hay đau bụng đến tháng là một hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân:

  • Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng
  • Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng
  • Vừa mới bị đau bụng kinh dữ dội sau khi 25 tuổi

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Bình thường, trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng. Khi không được thụ tinh với tinh trùng, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống xuất trứng ra ngoài cơ thể.

Vậy thì, tại sao tới tháng lại đau bụng? Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.

Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.

HÃY ĐẾN ĐÔNG Y DƯƠNG QUANG ĐỂ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ

......................*********........................

ĐÔNG Y DƯƠNG QUANG- VỮNG VÀNG SỨC KHỎE

Số 51. Ngõ 214 Nguyễn Xiển. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0985.898. 380



Zalo

0985 898 380