Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Dương Quang
Đông y dương quang - Vững vàng sức khỏe

Phế du (BL13)

03/05/2024
Huyệt phế du xuất hiện lần đầu tiên trong “Linh khu – Bối du”. Huyệt vị này là vị trí mà phế khí đổ về tại vùng lưng, là huyệt quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh chứng về phế, do đó mà gọi là huyệt phế du. Huyệt vị này còn có tên gọi khác là kiên trung ngoại du, quy thuộc kinh túc thái dương bàng quang, là huyệt bối du của phế - nơi mà mạch khí của phế đổ về tại vùng lưng, là huyệt thường dùng trong điều trị các bệnh chứng về phế và bệnh da liễu.

​Định vị và phương pháp lấy huyệt: Huyệt vị này có vị trí tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ ba, cách đường chính giữa phía sau 1,5 thốn. Phương pháp lấy huyệt: Lấy huyệt tại giao điểm của đường ngang đi qua phía dưới mỏm gai của đốt sống ngực thứ ba với đường thẳng đứng song song và cách đường chính giữa phía sau 1,5 thốn.
​Phương pháp châm cứu và công dụng: Châm xiên vào sâu 0,5 – 0,8 thốn, bổ huyệt vị này có thể bổ ích phế khí, tả hoặc chích lể kết hợp giác hơi tại huyệt vị này có thể tuyên phế thanh nhiệt giải độc, bình bổ bình tả có thể tuyên phế tán tà, túc phế bình suyễn. Cấm châm sâu tại huyệt vị này.
​Ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng:
1. Tuyên phế tán tà, túc phế bình suyễn: Huyệt phế du thuộc kinh túc thái dương bàng quang, tại nội ứng với phế, mà kinh bàng quang chủ biểu toàn thân, là hàng rào bảo vệ của cơ thể, phế chủ tuyên phát, ngoại hợp bì mao, chủ tuyên mồ hôi kai hạp, do đó, châm huyệt vị này có thể tuyên phát phế khí, phục phế thanh túc, sử dụng trong điều trị tất cả các ngoại cảm biểu chứng; hoặc các chứng sẩn ngứa do phong tà lưu trệ tại cơ phu. Huyệt vị này là huyệt quan trọng trong điều trị các chứng phế tạng, bàng quan nội thương, ngoại cảm, và các bệnh chứng về hệ hô hấp và bệnh da liễu.

Chẳng hạn như, trong thực tiễn lâm sàng phối hợp với các huyệt phong môn, liệt khuyết và ngoại quan nhằm tuyên phế tán hàn, chỉ khái bình suyễn, điều trị khái suyễn chứng thuộc phong hàn; phối hợp với các huyệt đị chùy, khúc trì và xích trạch nhằm tuyên phế thanh nhiệt, chỉ khái bình suyễn, điều trị khái suyễn chứng thuộc phong nhiệt; Phối hợp với các huyệt thiên đột, phong long và xích trạch nhằm thanh nhiệt hóa đàm, tuyên phế bình suyễn, điều trị khái suyễn chứng thuộc đàm nhiệt; phối hợp với các huyệt tam âm giao, hành gian, thái xung và xích trạch nhằm thanh can tả hỏa, thanh phế chỉ khái điều trị chứng khái suyễn thuộc can hỏa phạm phế; phối hợp với các huyệt thiên đột, âm lăng tuyền, thái uyên và phong long nhằm kiện tỳ khứ thấp, hóa đàm bình suyễn điều trị chứng khái suyễn thuộc đàm thấp; phối hợp với các huyệt khổng tối, ngư tế và thái khê nhằm tư âm thanh nhiệt, túc giáng phế khí, điều trị chứng khái huyết do âm hư nội nhiệt; phối hợp với các huyệt đại trữ, phong môn, định suyễn, chi câu và phong long nhằm trừ đàm điều khí, tuyên phế định suyễn, điều trị hen suyễn khởi phát; phối hợp với các huyệt phong trì, hợp cốc, khúc trì, huyết hải và tam âm giao nhằm tuyên phát phế khí, hóa ứ nhuận phu, điều trị sẩn ngứa tại da.
2. Bổ ích phế khí, bổ hư trị tổn: Huyệt vị này là vị trí mà tinh khí của phế đổ về tại vùng lưng, có công dụng điều lí phế tạng, do đó, bổ huyệt vị này có thể bổ ích phế khí, là huyệt quan trọng trong điều trị các bệnh chứng do phế khí hư tổn gây ra. Chẳng hạn như, trong thực tiễn lâm sàng phối hợp với các huyệt trung phủ, định suyễn, thận du, thái uyên và khí hải nhằm ích phế chỉ khái, điều trị chứng khái suyễn do phế khí hư nhược gây ra; phối hợp với các huyệt tỉnh bách lao, cao hoang, thái khê, thận du và túc tam lí nhằm bổ ích phế khí, cố bản bồi nguyên, điều trị chứng hư lao do phế khí hư nhược gây ra; phối hợp với các huyệt trung phủ, hợp cốc và phục lưu nhằm ích khí liệm hãn, điều trị tự đổ mồ hôi do phế khí hư nhược; phối hợp với các huyệt trung phủ, ngư tế, thái khê và tam âm giao nhằm dưỡng âm nhuận phế, điều trị ho khan khẩu khát do phế âm hư.
​Ngoài ra, bởi vì huyệt vị này có vị trí tại vùng lưng, thích hợp tiến hành giác hơi, do đó mà thường tiến hành chích lể kết hợp với giác hơi nhằm thanh nhiệt giải độc, tuyên phế hóa ứ, sử dụng trong điều trị các chứng sưng đau do nhiệt ứ tại lạc mạch bì phu gây ra; Chẳng hạn như, trong thực tiễn lâm sàng phối hợp với chích lể tại huyệt đại chùy, điều trị đau thần kinh tam thoa do ứ nhiệt; phối hợp với các huyệt đại chùy, huyết hải, khúc trì và hợp cốc nhằm điều trị chứng sưng đau do huyết ứ tại da.
​Chú thích: Huyệt phế du là vị trí mà tinh khí của phế đổ về, lại là nơi mà hư tà phong độc dễ dàng xâm phạm. “Nạn kinh – Nạn 67” nói rằng: “Ngũ tạng thuộc âm, âm bệnh thì thường lấy huyệt bối du tại dương để điều trị”, cũng chính là nguyên tắc điều trị “từ dương dẫn âm”, do đó các huyệt bối du là chủ huyệt điều trị các bệnh chứng về tạng phủ. Huyệt vị này có đặc tính tuyên bổ, tuyên giáng hạ hành, có thế mạnh về điều lí phế, tuyên phế giáng khí, bổ hư trị tổn, thực tấu lí, sơ bì phu. Phàm là các bệnh chứng thuộc phế khí bất túc, phong hàn xâm tập, kinh lạc ngưng trệ, từ biểu nhập lí thì đều có thể sử dụng huyệt vị này để tiến hành điều trị. Huyệt vị này là chủ huyệt trong điều trị các chứng nội thương, ngoại cảm tại phế, là huyệt quan trọng trong điều trị bệnh da liễu do phong tà, ứ nhiệt gây ra. Các huyệt bối du đều có vị trí tại các tạng phủ xung yếu, do đó khi châm không được tiến kim quá sâu. Các huyệt tại vùng bụng thì sâu như là giếng nhưng các huyệt tại vùng lưng thì mỏng như là bánh.
Tiến sĩ Hoàng Văn Hiếu lược trích: Phân tích và giải nghĩa huyệt tính trong ứng dụng lâm sàng 

 



Zalo

0985 898 380