Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Dương Quang
Đông y dương quang - Vững vàng sức khỏe

Bát chính thần minh luận- Giải nghĩa tên gọi của thiên kinh văn

08/05/2024
Bát chính là chỉ tám tiết khí trong năm gồm xuân phân và thu phân, hạ chí và đông chí, lập xuân, lập hạ, lập thu và lập đông; thần minh là chỉ tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân và y gia. Thiên kinh văn này trọng điểm kết hợp sự biến hóa của bát chính và thần minh để làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng châm thích điều trị, do đó gọi tên thiên kinh văn này là “Bát chính thần minh luận”.

Nguyên văn

Hoàng đế vấn viết: Dụng châm chi phục, tất hữu pháp tắc yên, kim hà pháp hà tắc?

Kỳ Bá đối viết: Pháp thiên tắc địa, hợp dĩ thiên quang.

Đế viết: Nguyện thốt văn chi.

Kỳ Bá viết: Phàm thích chi pháp, tất hậu nhật nguyệt tinh thần tứ thời bát chính chi khí, khí định nãi thích chi. Thị cố thiên ôn nhật minh, tắc nhân huyết náo dịch nhi vệ khí phù, cố huyết dịch tả, khí dịch hành; thiên hàn nhật âm, tắc nhân huyết ngưng khấp, nhi vệ khí trầm. Nguyệt thủy sinh, tắc huyết khí thủy tinh, vệ khí thủy hành; nguyệt quách mãn, tắc huyết khí thực, cơ nhục kiên; nguyệt quách không, tắc cơ nhục giảm, kinh lạc hư, vệ khí khứ, hình độc cư. Thị dĩ nhân thiên thời nhi điều huyết khí dã. Thị dĩ thiên hàn vô thích, thiên ôn vô nghi. Nguyệt sinh vô tả, nguyệt mãn vô bổ, nguyệt quách không vô trị, thị vị đắc thời nhi điều chi. Nhân thiên chi tự, thịnh hư chi thời, di quang định vị, chính lập nhi đãi chi. Cố nhật nguyệt sinh nhi tả, thị vị tạng hư; nguyệt mãn nhi bổ, huyết khí dương dật, lạc hữu lưu huyết, mệnh viết trọng thực; nguyệt quách không nhi trị, thị vị loạn kinh. Âm dương tương thác, chân tà bất biệt, trầm dĩ lưu chỉ, ngoại hư nội loạn, dâm tà nãi khởi.

Dịch nghĩa

Hoàng đế hỏi rằng: Sử dụng kim châm điều trị bệnh tật, ắt phải có phương pháp và nguyên tắc nhất định, vậy những phương pháp và nguyên tắc này là như thế nào?

Kỳ Bá đáp rằng: Phương pháp và nguyên tác châm trị được nghiên cứu căn cứ vào sự biến hóa của âm dương của trời đất, kết hợp với quy luật vận hành của nhật nguyệt tinh túc.

Hoàng đế nói: Hi vọng tiên sinh có thể giải thích rõ ràng hơn.

Kỳ Bá đáp: Phàm là sử dụng kim châm thì cần phải quan sát sự vận hành của nhật nguyệt tinh túc và sự biến hóa của khí hậu của bát chính tứ thời, trước hết là xác định xem có thể sử dụng châm thích điều trị hay không và nếu được thì vận dụng châm pháp nào để điều trị, sau đó mới có thể vận dụng châm thích để tiến hành điều trị.

Do đó, khi khí hậu ôn hòa, bầu trời quang đãng, huyết dịch trong cơ thể con người thông sướng, mà vệ khí vận hành tại bề mặt cơ thể của con người, lúc này dễ dàng hành khí và tả huyết; khi khí hậu hàn lãnh, bầu trời âm u, huyết dịch trong cơ thể con người trì trệ, lưu hành không thông sướng, mà vệ khí cũng theo đó mà trầm phù tại bên trong cơ thể. Khi mặt trăng vừa xuất hiện thì huyết dịch bắt đầu sung thịnh, vị khí bắt đầu lưu hành thông sướng; khi mặt trăng tròn thì khí huyết trong cơ thể người sung thịnh, cơ nhục kiên cố có sức; khi mặt trăng tối mà không có ánh sáng thì cơ nhục của con người mỏng yếu không sức, kinh lạc không hư, vệ khí suy giảm, hình thể nhược yếu, khí huyết suy nhược.

Do đó sử dụng châm thích điều trị cần phải căn cứ vào sự biến hóa của thiên thời để tiến hành điều lí khí huyết. Khi thời tiết hàn lạnh thì không được châm thích điều trị; khi thời tiết ôn hòa thì tiến hành châm trị mà không cần do dự. Khi mặt trăng vừa xuất hiện thì không được sử dụng tả pháp, khi mặt trăng tròn thì không được dùng bổ pháp, khi mặt trăng tối mà không có ánh sáng thì không được sử dụng châm thích điều trị.

Đây chính là nguyên tắc điều lí khí huyết dựa vào sự biến hóa của thời tiết và tứ thời. Bởi vì tuân theo thứ tự vận hành nhất định của trời đất, quan sát sự đầy khuyết của mặt trăng, sự dài ngắn của bóng mặt trời thì có thể xác định được khí hậu của tứ thời bát chính. Do đó, khi mặt trăng vừa mới xuất hiện mà sử dụng tả pháp thì sẽ khiến cho nội tạng hư nhược, điều này gọi à trùng hư; khi mặt trăng tròn mà sử dụng bổ pháp thì sẽ khiến cho khí huyết sung dật tại biểu, dẫn đến huyết dịch bên trong mạch lạc trì trệ, điều này gọi là trùng thực; khi mặt trăng tối không có ánh sáng mà tiến hành châm thích điều trị thì sẽ gây nhiễu loạn kinh khí, điều này gọi là loạn kinh.

Phương pháp chẩn trị như vậy ắt sẽ khiến cho âm dương rối loạn, không thể phân biệt được chân khí và tà khí, dẫn đến bệnh chứng thâm nhập vào sâu, dương khí bảo vệ bên ngoài cơ thể hư kiệt, âm khí bảo vệ bên trong cơ thể rối loạn, bệnh tà thừa cơ mà gây hại cho cơ thể.

Tiến sĩ Hoàng Văn Hiếu lược lược Trích HĐNK….



Zalo

0985 898 380